Nếu bạn đang tìm hiểu “Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì?”, đừng bỏ lỡ bài viết này nhé. Như các bạn đã biết, thị trường chứng khoán hiện nay có khá nhiều các loại hình sản phẩm đầu tư khác nhau để giúp nhà đầu tư có đa dạng sự lựa chọn hơn. Trong đó, chứng quyền luôn là sản phẩm được nhiều nhà đầu tư quan tâm, đón nhận nhất từ trước đến nay. Lý do là bởi loại chứng khoán này có thể giúp giảm thiểu, hạn chế tối đa khả năng rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giao dịch. Để hiểu rõ hơn về các vấn đề, hãy cùng đọc bài chia sẻ ngay dưới đây!
Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì?”
Nếu bạn đang thắc mắc “Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì?”, có thể hiểu tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền chính là tỷ lệ thể hiện mức tỷ lệ 1 chứng quyền có đảm bảo và có thể đổi sang bao nhiêu chứng khoán cơ sở khác.
Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền sẽ giúp nhà đầu tư biết được số lượng chứng quyền cần hữu để đổi thành một chứng khoán cơ sở sẽ là bao nhiêu. Nếu bạn đang cầm một số lượng CW lớn đồng nghĩa với việc tỷ lệ chuyển đổi sẽ ảnh hưởng đến số lượng cổ phiếu được chuyển đổi thành.
Chẳng hạn như sau: Chứng quyền có bảo đảm SBT2007 là 1937 : 1, điều này có thể hiểu là bạn cần sở hữu 1937 CW để có thể đổi lấy 1 số cổ phiếu SBT tại ngày đáo hạn vào thời điểm tháng 4/2021.
Tuy nhiên, CW tại Việt Nam không cho phép bạn chuyển đổi thành cổ phiếu tại kỳ đáo hạn mà thay vào đó, công ty chứng khoán sẽ thanh toán luôn số tiền chênh lệch giữa mức giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở trong quá trình giao dịch.
Vì vậy, tỷ lệ chuyển đổi ở đây hiểu về bản chất thì trong trường hợp này không hề mang ý nghĩa gì cả. Bạn có thể bỏ ra cùng 1 số tiền để mua CW với tỷ lệ chuyển đổi là 5:1 hoặc 1:1 thì đều nhận lại về số tiền như nhau và không được chuyển đổi thành cổ phiếu như mong muốn.
Nhận xét tác động của việc chia cổ tức lên giá chứng quyền bảo đảm
Khác với cổ phiếu, khi chứng khoán cơ sở có sự kiện doanh nghiệp thì giá của chứng quyền có đảm bảo sẽ không bị điều chỉnh trên thị trường. Tuy nhiên, xét về tỷ lệ chuyển đổi và giá thực hiện sẽ được điều chỉnh nhằm đảm bảo giá chứng quyền không có sự thay đổi.
Cách thức điều chỉnh và việc thông báo thông tin khi thực hiện những điều chỉnh chứng quyền bảo đảm này sẽ được quy định một cách rõ ràng, chi tiết cụ thể trong bản cáo bạch của tổ chức phát hành.
Tìm hiểu sự khác nhau giữa chứng quyền doanh nghiệp và chứng quyền có bảo đảm
Đối với chứng quyền doanh nghiệp và chứng quyền có đảm bảo thì sẽ có sự khác nhau tương đối, bạn cần tìm hiểu và nắm rõ về 2 loại hình chứng khoán này để không dẫn đến tình trạng nhầm lẫn. Dưới đây là 5 khác nhau cơ bản giữa chứng quyền doanh nghiệp và chứng quyền có bảo đảm:
Tổ chức phát hành
Chứng quyền có đảm bảo được hiểu là do công ty chứng khoán được cấp phép của UBCK Nhà nước phát hành. Còn chứng quyền doanh nghiệp thì được phát hành bởi chính công ty chủ quản hay công ty phát hành cổ phiếu.
Mục đích
- Chứng quyền có đảm bảo được phát hành với mục đích khá đa dạng như loại hình đầu tư và hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giao dịch. Bên cạnh đó, nó cũng giúp công ty chứng khoán có thể tăng lợi nhuận từ việc bán CW.
- Chứng quyền doanh nghiệp mang cho mình mục đích chính là huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp.
Chứng khoán cơ sở
- Chứng quyền có đảm bảo có đa dạng các loại chứng khoán cơ sở như chỉ số, ETF, cổ phiếu,…
- Chứng quyền doanh nghiệp sẽ chỉ có duy nhất một cổ phiếu do chính doanh nghiệp đó phát hành.
Phạm vi quyền hạn
Chứng quyền có đảm bảo, nhà đầu tư có quyền mua hoặc bán các chứng khoán cơ sở. Tuy nhiên, chứng khoán doanh nghiệp thì nhà đầu tư lại có quyền mua thêm cổ phiếu cơ sở đã được phát hành.
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành sau khi tiến hành quyền (thực hiện quyền)
Đối với chứng quyền có đảm bảo không có sự thay đổi còn đối với chứng quyền doanh nghiệp sẽ tăng lên.
Như vậy, bài viết hôm nay đã giúp bạn đi tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì?”. Thông qua những thông tin mà chúng tôi gửi đến đã giúp bạn hiểu hơn về tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì cũng như các tác dụng mà tỷ lệ chuyển đổi này mang lại. Đồng thời, chúng ta cũng có cái nhìn có lược về tác động của việc chia cổ tức lên giá chứng quyền bảo đảm và nhìn nhận sự khác nhau cơ bản giữa chứng quyền doanh nghiệp và chứng quyền có đảm bảo. Hy vọng với những tin trên, sẽ giúp bạn có các kiến thức vững vàng cho chặng đường trở thành nhà đầu tư thông minh, nhận lãi được nhiều lãi suất trong thời điểm hiện tại và tương lai nhé!