Nếu bạn đang tìm hiểu về vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu, đừng bỏ qua bài viết này nhé. Với mỗi cá nhân hay tổ chức khi muốn thành lập công ty thì điều đầu tiên họ nghĩ đến sẽ là nguồn vốn. Mỗi khi một công ty bắt đầu sẽ gồm có hai nguồn vốn cơ bản gồm vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu. Hôm nay, chúng ta sẽ giải đáp vốn điều lệ là gì? Vốn chủ sở hữu là gì và sự khác biệt giữa chúng nhé!
Hiểu như thế nào về vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu?
Vốn điều lệ được hiểu là nguồn vốn được ghi trên giấy phép kinh doanh. Đây là tổng số vốn góp của các thành viên trong công ty.
Vốn chủ sở hữu được hiểu là tổng số tài sản, nguồn vốn thực tế của chủ sở hữu. Đây là toàn bộ phần còn lại của tài sản sau khi đã trừ đi tổng tài sản cho các khoản nợ mà công ty phải trả.
Phân biệt sự khác nhau nổi bật giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu
Bản chất
Vốn điều lệ có thể hiểu là khoản tài sản mà chủ thể đưa vào công ty để chủ thể góp vốn và trở thành chủ sở hữu của công ty đó. Vốn chủ sở hữu là khối tài sản mà những chủ thể trên thực tế đã là chủ sở hữu của công ty rồi, nhưng trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn có thể thu lại được.
Chủ sở hữu
Vốn điều lệ thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức hoặc cam kết góp cho doanh nghiệp nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng, phát triển lâu dài.
Vốn chủ sở hữu được xác định là Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu sẽ là chủ sở hữu. Doanh nghiệp cũng có đầy đủ quyền chiếm hữu, chi phối cũng như định đoạt vốn chủ sở hữu này.
Cơ chế hình thành
Vốn điều lệ được xác định là khoản vốn hình thành dựa trên số vốn do các thành viên, cổ đông đóng góp hoặc cam kết góp trong một khoảng thời gian nhất định và được ghi vào điều lệ của công ty.
Vốn chủ sở hữu có thể được hình thành do nhà nước cấp, do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do góp vốn cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận của công ty để lại.
Đặc điểm
Vốn điều lệ có thể được coi giống như một khoản nợ khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản.
Vốn chủ sở hữu sẽ do chủ doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ quá trình, kết quả kinh doanh. Vì vậy, nguồn vốn chủ sở hữu không được coi là một khoản nợ.
Ý nghĩa
Vốn điều lệ mang ý nghĩa giống như sự cam kết về mức trách nhiệm vật chất của các thành viên đối với khách hàng, đối tác. Đồng thời, đây cũng là khoản vốn đầu tư cho các hoạt động của doanh nghiệp và là cơ sở để phân chia lợi nhuận, rủi ro trong kinh doanh giữa các thành viên góp vốn với nhau.
Vốn chủ sở hữu mang ý nghĩa phản ánh số liệu cũng như tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong cùng doanh nghiệp.
Đánh giá ưu, nhược điểm của vốn điều lệ
Ưu điểm
- Đây là cơ sở để phân định rõ ràng quyền và lợi ích cũng như nghĩa vụ mà các mà các nhà đầu tư phải thực hiện trong công ty.
- Là căn cứ pháp lý trong các trường hợp xảy ra tranh chấp hoặc giải thể.
- Được ví như tiền đề của sự phát triển vững mạnh cho doanh nghiệp, điều này có thể hiểu như vốn điều lệ là tiêu chí quan trọng để nhìn nhận, đánh giá khách quan về khả năng duy trì, phát triển của công ty đó.
- Mở rộng, nâng cao uy tín của doanh nghiệp với các đối tác và trên thương trường.
Nhược điểm
- Mang đến áp lực cho doanh nghiệp trong việc quyết định về lĩnh vực, ngành nghề để phát triển, đầu tư kinh doanh.
- Do đây là số vốn ban đầu do các thành viên góp hoặc cam kết góp nên trên thực tế nó chưa đủ lớn để mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.
Đánh giá sơ lược về ưu, nhược điểm của vốn chủ sở hữu
Ưu điểm
- Đây là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp có thể sử dụng nó một cách lâu dài.
- Nguồn vốn này giúp chủ thể kinh doanh có thể chủ động hơn trong quá trình đầu tư của mình.
- Các doanh nghiệp, đặc biệt là startup còn nhiều non trẻ nhưng vẫn có thể tự do kinh doanh mà không phải lo lắng về gánh nặng liên quan đến nợ nần.
Nhược điểm
- Giá thành của nguồn vốn này cao hơn giá thành của nợ.
- Việc hợp tác, tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ mang đến giá trị lợi nhuận nhưng đôi khi cũng khiến các nhà đầu tư ở thế thiệt thòi. Nếu trong trường hợp làm ăn thua lỗ, họ có thể rơi vào trường hợp mất vốn mà phải sau một thời gian mới “vực lại” được.
- Nếu doanh nghiệp làm ăn có lãi, phát đạt thì các chủ đầu tư không được toàn quyền chiếm hữu số tiền đó mà cần phải chia cho các cổ đông theo tỷ lệ họ đã góp vốn ban đầu.
Hy vọng với những chia sẻ về vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu đã giúp bạn hiểu hơn về hai loại vốn này nhé!