Nếu bạn đang thắc mắc “Trái phiếu Chính phủ là gì?”, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé. Với những ai luôn không ngừng tìm kiếm, phát triển các cơ hội đầu tư, kinh doanh thì có thể thấy trái phiếu Chính phủ đang được xem là một kênh đầu tư ổn định, phù hợp với những nhà đầu tư mong muốn nhận được một khoản thu nhập cố định hay thu nhập hàng năm từ nguồn lãi phát sinh. Để có thể hiểu rõ hơn về điều, hãy cùng đọc các thông tin sau đây.
Tìm câu trả lời cho câu hỏi “Trái phiếu Chính phủ là gì?”
Nếu bạn đang muốn biết “Trái phiếu Chính phủ là gì?”, có thể hiểu đơn giản rằng, đây là một chứng chỉ vay nợ của Chính phủ cho Bộ Tài chính phát hành dưới sự chấp thuận của nhà nước. Loại trái phiếu này có thời hạn, mệnh giá và lãi suất.
Mục đích của trái phiếu Chính phủ chính là huy động nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng cũng như tài trợ cho việc chi tiêu Chính phủ. Nó bao gồm việc cam kết trả lãi định kỳ hay còn được biết đến với tên gọi là thanh toán lãi suất theo mệnh giá và tiến hành thanh toán khoản vay gốc vào ngày đáo hạn.
Khi bạn tiến hành mua trái phiếu Chính phủ, bạn sẽ nhận lại được một mức lãi suất theo điều khoản đã được đề cập trong trái phiếu vào ngày đáo hạn theo quy định. Điều này sẽ làm cho trái phiếu trở thành một nguồn tài sản hay một nguồn thu nhập cố định.
Nếu trái phiếu hết hạn, bạn sẽ quay trở lại với khoản đầu tư ban đầu. Ngày nhận lại khoản đầu tư ban đầu sẽ được gọi là ngày đáo hạn. Các trái phiếu khác nhau sẽ có ngày đáo hạn khác nhau với thời hạn từ 1 – 30 năm.
Ngoài ra, trái phiếu Chính phủ được phát hành dựa theo phương thức đấu thầu, bảo lãnh hoặc bán lẻ. Sau khi được phát hành, trái phiếu sẽ được đăng ký, lưu ký và niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và phát hành theo hình thức chủ yếu là đấu thầu.
Đối với những người tiến hành tham gia và mua trái phiếu Chính phủ trong thị trường này, hằng năm Bộ Tài chính sẽ có các hoạt động kiểm tra về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như các hoạt động tham gia vào thị trường sơ cấp, thứ cấp để nắm bắt được toàn bộ thông tin, tình hình.
Tóm lại, trái phiếu Chính phủ được coi là thị trường “then chốt” trên thị trường trái phiếu và là nơi để huy động nguồn vốn cho các hoạt động của Nhà nước.
2 Đặc điểm cơ bản của trái phiếu Chính phủ
Dựa theo sự biến động của thị trường trái phiếu có thể thấy trái phiếu Chính phủ đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư. Dưới đây là 2 đặc điểm cơ bản của trái phiếu Chính phủ bạn cần biết:
Chủ thể phát hành
Trái phiếu Chính phủ chỉ được phát hành bởi Bộ Tài chính và tiến hành ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu dưới dạng đấu thầu theo quy định của pháp luật.
Chủ thể phát hành trái phiếu sẽ được Chính phủ bảo lãnh là các doanh nghiệp, ngân hàng nhà nước hoặc các tổ chức tài chính, tín dụng thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ.
Mệnh giá trái phiếu Chính phủ Việt Nam chào bán đến các nhà đầu tư là 100.000 đồng và bội số của 100.000 đồng sẽ được áp dụng kể từ ngày 01/01/2021.
Mức lãi suất của trái phiếu Chính phủ
Tỷ lệ lãi đối với trái phiếu Chính phủ không quá cao và trên thực tế nó được coi là thấp hơn bất kỳ hình thức đầu tư nào khác. Tuy nhiên, trái phiếu Chính phủ lại được coi là an toàn nhất vì tại thời điểm đáo hạn, Chính phủ sẽ luôn đáp ứng các cam kết và không bao giờ xảy ra tình trạng vỡ nợ.
2 Loại lãi suất của trái phiếu Chính phủ chủ yếu gồm:
- Lãi suất cố định (APR cố định): Đây là loại lãi suất biết đến với tên là lợi tức của phiếu. Lợi tức này được xác định dựa theo tỷ lệ phần trăm cố định. Bạn sẽ nhận được số tiền như nhau hàng năm hoặc hàng tháng tùy vào lịch trả lãi.
- Lãi suất thả nổi (APR thả nổi): Đây là lãi suất sẽ được trả trong các thời kỳ có sự khác nhau và được Chính phủ điều chỉnh, phụ thuộc vào thị trường trái phiếu. Cách tính lãi suất này cũng gồm 2 loại nhỏ là APR tăng dần – tức là nó sẽ tăng trong một khoảng thời gian nhất định và APR có thể điều chỉnh – hiểu đơn giản là lãi suất gắn với lãi suất thị trường như tín phiếu Kho bạc.
Vì vậy, trái phiếu có mức lãi suất cố định sẽ được coi là an toàn hơn so với trái phiếu có lãi suất thả nổi. Tuy nhiên, lợi tức của chúng thì có thể thấp hơn.
Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ phía trên đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Trái phiếu Chính phủ là gì?” cũng như biết được hai đặc điểm cơ bản, phổ biến về trái phiếu và 3 loại lãi suất cơ bản gồm lãi suất cố định, lãi suất thả nổi tăng dần và lãi suất có thể điều chỉnh. Thông qua bài viết, bạn có thể lựa chọn hình thức đầu tư sao cho phù hợp nhất nhé!